“…Không ai phổ thơ hay bằng Phạm Duy. Bài thơ nào qua tay ông là nổi tiếng. Một nhà ảo thuật về phổ thơ….”
Trịnh Công Sơn
Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013 ), tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông thường được coi như nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam , với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại , trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ . Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị . Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Ông còn được coi như một nhà văn với 4 tập hồi ký được giới phê bình đánh giá cao về giá trị văn học lẫn giá trị tư liệu . Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị. ….
Phạm Duy được xem là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi về nghệ thuật phổ nhạc vào thơ và đặt lời cho ca khúc nước ngoài và nhạc bán cổ điển.
Những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến “Ngậm ngùi” (thơ Huy Cận – nhà thơ Huy Cận từng gửi lời cảm ơn ông về việc giúp bài thơ này nổi tiếng); “Ngày xưa Hoàng Thị” (thơ Phạm Thiên Thư); “Áo anh sứt chỉ đường tà” (trích Màu tím hoa sim của Hữu Loan); “Tiễn em” (thơ Cung Trầm Tưởng); “Tỳ bà” (thơ Bích Khê); “Vần thơ sầu rụng”, “Tiếng thu” (thơ Lưu Trọng Lư); “Tình cầm” (thơ Hoàng Cầm); “Em hiền như Masoeur”, “Thà như giọt mưa”, “Hai năm tình lận đận” (thơ Nguyễn Tất Nhiên)…
Nhiều ca khúc nước ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến ở Việt Nam, như “Em đẹp nhất đêm nay” (La plus belle pour aller danser), “Khi xưa ta bé” (Bang bang), “Tình cho không” (L’amour c’est pour rien), “Tuyết rơi” (Tomber la neige), “Tiếng cười trong đêm” (La nuit), “Những mùa nắng đẹp” (Seasons in The Sun), “Chuyện tình” (Where Do I Begin – nhạc phim Love Story của Andy Williams),… Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca và nhạc khiêu vũ – như “Vũ nữ thân gầy” (La Cumparsita), “Caminito” – của nhiều nước trên thế giới.
Tiếp đến là những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hòa nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: “Dạ khúc” (Nächtliches Ständchen của Franz Schubert), “Dòng sông xanh” (An der schönen blauen Donau op. 314 của Johann Strauss II), “Mối tình xa xưa” (bài số 15 trong “16 bài waltz cho piano” hay Célèbre Valse của Johannes Brahms)…
Theo : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin mời xem các kênh youtube :
– Dân việt vip :
– Dân việt vui vẻ :
– Dân việt buồn :
Nguồn: https://aipcrquebec2010.org
Xem thêm bài viết khác: https://aipcrquebec2010.org/bat-dong-san
Xem thêm Bài Viết:
- Hướng Dẫn Cách Bố Trí Bể Phốt Và Nhà Vệ Sinh Đúng Phong Thủy Trong Nhà Tránh Đại Kỵ – Bắt Buộc
- CÁCH LÀM SỮA CHUA Ủ PHƠI NẮNG DẺO NGON DỄ THÀNH CÔNG NHẤT – CKK
- Vua Trần Cay Đắng NUỐT NƯỚC MẮT… Sợ Quân Chiêm Như Sợ Cọp | Việt Sử Toàn Thư
- Thăm nhà Thành Chung & cầu thủ chưa một lần gặp bố – phần 2 | Vlog Minh Hải
- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông